Các Loại Máy Chà Nhám Gỗ Thông Dụng Trên Thị Trường
Trong các xưởng gỗ, xưởng mỹ nghệ thủ công hay công trường khi thi công nội thất,... Chắc hẳn không thể thiếu được Máy Chà Nhám gỗ để đánh bóng làm mịn các vết sần sùi trên bề mặt phẳng. Chiếc máy này sẽ giúp cho con người tiết kiệm được thời gian, sức lao động cũng như mang lại hiệu quả công việc được tốt, nhanh hơn. Vậy hiện nay trên thị trường có những loại máy nào thông dụng? Cùng Nhà Đỉnh tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Máy Chà Nhám gỗ có công dụng, đặc điểm gì?
Là một trong những công cụ không thể thiếu trong các xưởng sản xuất có chức năng tạo mịn, đồ phẳng bằng cách nhám lên bề mặt sản phẩm. Đặc điểm chính của Máy Chà Nhám gỗ chính là không sử dụng đến lưỡi cưa mà dùng đến tấm giấy nhám. Máy Chà Nhám sẽ có 2 loại phổ biến nhất là: Chà nhám vuông và chà nhám xoay tròn. Thông thường đối với các bề mặt phẳng sẽ dùng chà nhám vuông còn các góc cạnh sẽ dùng chà nhám xoay tròn.
Máy Chà Nhám là công cụ không thể thiếu trong các xưởng sản xuất (ảnh sưu tầm)
Cấu tạo cơ bản của Máy Chà Nhám gỗ?
Máy Chà Nhám gỗ thường sẽ có những cấu tạo cơ bản sau:
Phần đế: Đây là phần sẽ gắn với giấy nhám tạo sự liên kết chặt chẽ khi chà xuống các bề mặt gỗ.
Túi đựng mùn gỗ sau khi chà: Như bạn đã biết, đặc điểm của máy chà chính là làm phẳng và mịn các bề mặt gỗ. Chính vì vậy, trong quá trình xử lý sẽ có các mùn gỗ nhỏ, liti,... Xuất hiện gây ra bụi bẩn ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vậy nên, túi đựng mùn gỗ sẽ có chức năng đựng các bụi gỗ liti.
Phần nút khoá: Phần này sẽ đảm nhận vai trò giúp cố định máy chà tại một mặt phẳng của gỗ.
Tay cầm chà nhám: Đây là bộ phận quan trọng không kém mặt chà hay đế. Phần này giúp người dùng chủ động điều khiến chiếc máy của mình được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Nhìn chung, máy được thiết kế, cấu tạo cũng như cách sử dụng cực kỳ đơn giản. Nó tạo nên một cuộc cách mạng giải phóng sức lao động của con người tiết kiệm được chi phí thuê nhân công.
Máy được thiết kế, cấu tạo cũng như cách sử dụng cực kỳ đơn giản (ảnh sưu tầm)
Một số loại Máy Chà Nhám gỗ thông dụng trên thị trường
Hiện nay, Máy Chà Nhám được biết đến là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm nghề mộc. Vậy nên, trên thị trường có rất nhiều mẫu máy với từng chức năng riêng để đáp ứng các yêu cầu từ người sử dụng sẽ chia ra Máy Chà Nhám cầm tay (Loại máy này bao gồm: Máy Chà Nhám Quỹ Đạo Tròn, Máy Chà Nhám Băng, Chà Nhám Quỹ Đạo Vuông và Hình Chữ Nhật) và Máy Chà Nhám Cố Định.
Máy Chà Nhám Quỹ Đạo Tròn: Máy này sẽ hoạt động theo nguyên tắc xoay theo quỹ đạo tròn giúp giảm thiểu tối đa các vết xước trên bề mặt gỗ. Ưu điểm của sản phẩm này nhỏ gọn, dễ sử dụng và giá thành rẻ.
Máy Chà Nhám Quỹ Đạo Tròn (ảnh sưu tầm)
Máy Chà Nhám Vuông Và Hình Chữ Nhật: Hai loại máy này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự giống nhau đều dễ dàng đi vào từng góc cạnh của mặt gỗ. Tuy nhiên chà nhám vuông thường được sử dụng trong các công trình khối lượng công việc ít và bề mặt gỗ nhỏ. Ngược lại thì chà nhám chữ nhật lại thông dụng ở các công trình lớn.
Máy Chà Nhám Băng: Loại máy này được ưu tiên sử dụng cho khối lượng công việc lớn, được thiết kế với dây đai gắn và động cơ giúp máy khi chà lên bề mặt gỗ linh hoạt hơn. Nhược điểm của máy chính là cồng kềnh khó vận chuyển cũng như khả năng làm phẳng bề mặt thấp hơn so với 3 loại trên.
Máy Chà Nhám Cố Định: Khác với các dạng máy cầm tay, Máy Chà Nhám cố định có kích thước lớn đi kèm hiệu quả công việc cao. Máy chuyên dùng cho các công trình lớn nên bạn có thể sẽ không thấy nó xuất hiện ở các xưởng đồ gỗ thủ công.